Các câu đố vui về Tết Trung thu
1. Mọi đêm quen ở trên trời, vui Trung thu bạn rước tôi đi cùng - Là cái gì?
A: Cái bàn
B: Cái lá
C: Đèn ông sao
2. Tết này nằm giữa tháng Tám, Bánh nướng bánh dẻo, đèn lồng ông sao - Là ngày Tết nào?
A: Tết Hàn Thực
B: Tết Trung Thu
C: Tết Nguyên Đán
3. Ngày Tết Trung thu còn được gọi là Tết gì?
A: Tết trông trăng
B: Tết rước đèn
C: Tết Nguyên Đán
4. Mỗi năm mỗi độ thu về, Bắc Nam xuôi ngược, chợ quê thị thành, Từng đoàn người ngựa diễu hành, Rước vui trẩy hội lượn quanh ngọn đèn. Là đèn gì?
A: Đèn kéo quân
B: Đèn pin
C: Đèn pha
5. Cái gì 5 cánh, có nến ở trong, đêm rằm tháng Tám, trẻ con hay cầm - Là gì?
A: Bánh nướng
B: Bánh dẻo
C: Đèn ông sao
6. Bánh gì vui tết trẻ con. Trông trăng cắt bánh thơm ngon cả nhà?
A: Bánh gato
B: Bánh bông lan
C: Bánh Trung thu (bánh nướng, bánh dẻo)
7. Trông như quả bóng tròn xanh. Đung đưa trên cành chờ Tết Trung thu - Là quả gì?
A: Quả đào
B: Quả bưởi
C: Quả nho
8. Chẳng giao tranh cũng đội binh, Gươm trần giáo tuốt chạy quanh tứ bề, Sa trường ánh lửa lập loè, Lướt qua phương bắc lại về phương đông - Là cái gì?
A: Đèn kéo quân
B: Đèn lồng
C: Đèn pin
9. Trong truyện cổ tích, chú Cuội vì lý do gì mà phải trốn lên mặt trăng?
A. Nói dối.
B. Trốn nợ
C. Níu giữ cây Đa có phép cải tử hoàn sinh.
10. Bài hát Chiếc đèn ông sao là của nhạc sĩ nào?
A. Phạm Tuyên.
B. Trịnh Công Sơn.
C. Hoàng Lân.
11. Theo như ghi chép lịch sử, vị vua nào làm lễ tạ ơn Rồng Thần mang lại mưa thuận gió hòa, là một trong những lý do hình thành Tết Trung thu?
A: Vua Lý
B: Vua Trần
C: Vua nhà Hồ
12. Tết Trung thu là lễ tạ ơn trời đất của nền văn minh nào?
A: Văn minh lúa khô
B: Văn minh lúa nước
C: Văn minh đồng bằng