Hiện nay, bên cạnh việc xuất hiện các tật cận thị học đường, cận thị ở độ tuổi vị thành niên, thanh niên thì cận thị bẩm sinh cũng được xem là một loại tật có sự xuất hiện khá phổ biến.
Tuy nhiên, việc các bậc cha mẹ có đầy đủ kiến thức để chăm sóc mắt cho trẻ bị tật cận thị bẩm sinh dường như chưa được phổ cập liên quan đến kiến thức trước, trong và sau khi sinh con. Tại bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cùng quý bậc phụ huynh tìm hiểu chi tiết về tật cận thị bẩm sinh, nguyên nhân và chi tiết cách chăm sóc mắt cho trẻ. Đi vào nội dung ngay nhé!
Cận thị bẩm sinh là gì?
Cận thị bẩm sinh là hiện tượng xảy ra chủ yếu do di truyền
Cận thị bẩm sinh là hiện tượng xảy ra do di truyền khi đứa trẻ có cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ đều bị cận thị thì khả năng di truyền cho con là rất cao. Khi đó đứa trẻ sinh ra có thể bị cận thị bẩm sinh 100% nếu bố mẹ bị cận trên 6 điop.
Một thông tin khác cho các bậc phụ huynh hết sức lưu ý đó chính là cận thị bẩm sinh có đặc điểm cận khá nặng, ghi nhận ở nhiều trẻ cá biệt thì mức độ cận thị có thể lên tới 20 điop.
Nguyên nhân dẫn đến tật cận thị bẩm sinh
Như khái niệm cơ bản bên trên đã đề cập thì nguyên nhân chủ yếu của tật cận thị bẩm sinh đó chính là do di truyền. Các chuyên gia y khoa đã chỉ ra với con số trên 24 gen có liên quan đến tăng nguy cơ phát triển cận thị và chúng hình thành chủ yếu trong di truyền huyết thống.
Ngoài ra một số trường hợp đặc biệt do trẻ thừa hưởng gen lặn của bố mẹ, hoặc bị đột biến gen trong quá trình thụ tinh cũng có thể xuất hiện căn bệnh này mà không phải di truyền từ bố mẹ. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất ít và không đáng kể so với nguyên nhân di truyền kể trên.
Một số vấn đề khách quan sau khi trẻ sinh ra chẳng hạn như tư thế ngồi học, bàn ghế ngồi học không đúng quy chuẩn, không phù hợp cũng có thể khiến tật cận thị bẩm sinh nặng thêm
Cận thị bẩm sinh có chữa được hay không?
Rất nhiều bậc phụ huynh và người dân sử dụng những kiến thức mà mình tự suy luận đã cho rằng tật cận thị bẩm sinh là hoàn toàn không chữa được. Tuy nhiên, sự phát triển y học bùng nổ trong giai đoạn hiện nay thì không đầu hàng trước vấn đề này. Thực tế, các bậc phụ huynh vẫn có thể chọn lựa các biện pháp chăm sóc mắt cho trẻ bị tật cận thị bẩm sinh để cải thiện tình trạng. Đến năm 18 tuổi sẽ thăm khám tổng thể để quyết định xem có nên bắn mắt để điều trị hoàn toàn tật cận thị bẩm sinh hay không. Phương pháp này được ghi nhận đã chữa khỏi cho nhiều trường hợp mắc tật cận thị bẩm sinh nặng giúp trẻ xa rời kính hoàn toàn.
Cách chăm sóc mắt cho trẻ bị tật cận thị bẩm sinh
Chú ý chăm sóc mắt cho trẻ để cải thiện tình trạng của tật cận thị bẩm sinh
Để cải thiện tình trạng tật cận thị bẩm sinh thì các bậc cha mẹ hãy chú ý đến việc chăm sóc mắt cho trẻ hàng ngày. Điều này vừa giúp tật của trẻ không bị nặng thêm, hỗ trợ đôi mắt thêm khỏe mạnh hoặc thậm chí là có thể cải thiện phần nào độ nặng của tật so với khi sinh ra. Các cách chăm sóc cơ bản bao gồm:
Thứ nhất, bổ sung thực phẩm dinh dưỡng tốt cho mắt
Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho mắt như vitamin A, DHA, dầu cá nên được bổ sung hàng ngày cho trẻ. Đây là nền tảng để tăng thị lực từ bên trong, cải thiện sức khỏe cho đôi mắt một cách bền lâu và hiệu quả. Chế độ ăn này nên được cân bằng và chú trọng trong mỗi chọn lựa thực phẩm nếu như không may trong gia đình bạn có trẻ bị mắc tận cận thị bẩm sinh.
Thứ hai, các bài tập thư giãn, matxa mắt hàng ngày để rèn luyện mắt
Ngoài thời gian làm việc, học tập thì nên có những khoảng thời gian rèn luyện và matxa mắt để mắt được đàn hồi với một thể trạng tốt nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo những hướng dẫn chi tiết bằng các bài tập mắt trên các kênh tìm kiếm hiện nay như youtube để cùng tập luyện với con, hướng dẫn trẻ để chúng chủ động bài tập này hàng ngày, ổn định như một thói quen.
>>Xem thêm: Chăm sóc mắt và cách xử lý khi có dị vật trong mắt bé
Thứ ba, các vật dụng hỗ trợ để kìm hãm mức độ nặng của tật cận thị bẩm sinh
Đeo kính gọng
Kính gọng trong điều trị cận thị là một trong những biện pháp phổ biến. Kính gọng đo mức độ cận thị chính xác giúp mắt không phải làm việc quá sức, tránh cho tật cận thị bẩm sinh nặng hơn.
Đeo kính áp tròng
Bố mẹ cũng có thể tham vấn ý kiến của bác sỹ để sử dụng kính áp tròng cho trẻ, nên tham khảo các loại kính áp tròng ban đêm để hỗ trợ tốt nhất cho tình trạng sức khỏe của mắt.