1: Ổn định tổ chức: ( 2 phút)
-Cô cho trẻ chơi: trồng nụ trồng hoa
Cô dẫn dắt giới thiệu cho trẻ xem video hoa nở
2: Phương pháp và hình thức tổ chức (18’)
Cô cho trẻ kể tên các loại hoa, đặc điểm của hoa, Hoa nở như thế nào? Sự khác biệt về cách nở của các loại hoa vừa xem, cảm xúc của trẻ khi xem hoa nở?
* Trò chơi 1: Trò chơi: “Hoa nở”
- Lần một: mỗi trẻ tự chọn 1 loại hoa và mô phỏng động tác nụ hoa nở thành hoa theo cách riêng.
- Lần 2: Kết nhóm bạn trai, bạn gái mô phỏng động tác hoa nở theo nhạc không lời.
- Lần 3: Cả lớp đứng vòng tròn làm nụ hoa nở kết hợp bài hát “trồng nụ, trồng hoa”
- Cô giới thiệu các bông hoa cô và trẻ đã vẽ ( cắt) hôm trước
- Các bông hoa này có đặc điểm gì? (gọi 2- 3 trẻ)
-Bông hoa này được làm từ gì? (gọi 2,3 trẻ )
Cô cho trẻ quan sát các bông hoa của cô
- Để những bông hoa này đẹp hơn cần làm gì?
-> Cô chốt : Để tạo được các bông hoa này cô đã vẽ, tô màu và cắt rời những bông hoa
- Trong đoạn video đã xem, để bông hoa có thể nở được ta làm thế nào?
- Ai lên giúp cô gấp những cánh hoa nào?
+ Những cánh hoa gấp như nào?
+ Sauk hi gấp xong chúng mình sẽ làm gì để hoa có thể nở được? -> Cô vừa chốt vừa gợi ý: các con chọn 1 bông hoa mình thích, tô màu kín cánh hoa, nhị hoa, sau đó gập lần lượt từng cánh hoa và thả vào khay nước, như vậy mình đã làm được những bông hoa nở rồi.
- Vậy để tạo ra hoa nở thì cần dùng những nguyên vật liệu gì?
* Hỏi trẻ ý tưởng:
- Con sẽ làm hoa nở như thế nào?
* Trẻ thực hiện:
- Cô cho trẻ tự lấy đồ dùng và về bàn làm
- Cô bao quát và giúp đỡ trẻ
Trò chơi 2: Chơi cùng hoa giấy
Trẻ kết nhóm 4 bạn.
Về nhóm lấy hoa giấy các loại ra xếp thành nụ hoa và thả vào trong nước xem hiện tượng gì xảy ra. Nêu ý kiến của trẻ về các hiện tượng trẻ quan sát được.
- Cho trẻ chơi thi đua xem bông hoa nào nở to nhất
3: Kết thúc: (1 phút ) Cô nhận xét giờ học của trẻ. Cô cho trẻ để đồ đã làm vào góc chơi yêu thích.
nguồn: mầm măng , youtube